PHƯỜNG VIÊN SƠN TÍCH CỰC ĐẨY MẠNH TUYÊN TRUYỀN VỀ TRIỂN KHAI THI HÀNH LUẬT THỰC HIỆN DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ NĂM 2022; LUẬT CĂN CƯỚC NĂM 2023.

20/08/2024
Tối ngày 13/8/2024 tại các TDP 2, 3 Tiền Huân, UBND, UB MTTQ, Công an và các Đoàn thể Phường Viên Sơn tiếp tục tổ chức tuyên truyền giáo dục pháp luật tại Tổ dân phố. Tham gia hội nghị gồm có các đồng chí lãnh đạo UBND, UBMTTQVN phường; cán bộ, đảng viên, hội viên, nhân dân TDP 2,3 Tiền Huân

Tại hội nghị cán bộ và nhân dân Tổ dân phố 2,3 Tiền Huân đã được tuyên truyền các nội dung những điểm mới trong Luật thực hiện dân chủ ở cơ sở năm 2022; Luật Căn cước năm 2023; Công tác đấu tranh, phòng ngừa các loại tội phạm mới trong giai đoạn hiện nay
* Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở số 10/2022/QH15 đã được Quốc hội khóa 15, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 10/11/2022, có hiệu hiệu lực thi hành ngày 01/7/2024. Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở gồm 06 chương, 91 điều, 348 khoản. Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở ra đời: Nhằm thể chế hóa quan điểm của Đảng về thực hành dân chủ ở cơ sở đồng thời khắc phục hạn chế, bất cập của Pháp lệnh Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Pháp lệnh số 34), ngày 20 tháng 04 năm 2007; Nghị định số 04/2015/NĐ-CP ngày 09/01/2015 của Chính phủ về thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập và Nghị định số 145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động năm 2019 về điều kiện lao động và quan hệ lao động (trong đó quy định về thực hiện dân chủ tại nơi làm việc).
Sự ra đời của Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, Nhà nước đã tạo ra một công cụ pháp lý về thực hiện dân chủ ở cơ sở, trao cho nhân dân ở cơ sở những quyền dân chủ thực sự, như: quyền được biết các nội dung liên quan đến đời sống kinh tế - xã hội của nhân dân ở cơ sở; quyền được bàn và quyết định trực tiếp, bàn và biểu quyết để cấp có thẩm quyền quyết định đối với những vấn đề quan trọng của địa phương; quyền giám sát đối với tất cả các nội dung mà nhân dân được công khai để biết, được tham gia ý kiến và quyết định trực tiếp…


* Luật Căn cước số 26/2023/QH15 đã được Quốc hội khóa 15, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 27/11/2023, có hiệu hiệu lực thi hành ngày 01/7/2024. Luật căn cước gồm  07 chương, 46 điều. Luật  Căn cước sửa đổi nhằm mục đích:
Một là, phục vụ giải quyết thủ tục hành chính và cung cấp dịch vụ công trực tuyến thiết yếu như lĩnh vực cư trú, hộ tịch, bảo hiểm xã hội, y tế, giáo dục, đất đai, lao động…dể phục vụ cho người dân, doanh nghiệp bằng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính.hướng dẫn, hỗ trợ người dân đăng ký tạo tài khoản dịch vụ công và thực hiện các dịch vụ công trực tuyến.

Hai là, phục vụ phát triển kinh tế- xã hội.

Ba là, phục vụ công dân số trên ứng dụng VNeID hoặc qua thẻ căn cước gắn chip điện tử như: thông tin tiêm chủng, xét nghiệm, đăng ký xe, giấy phép lái xe ... từng thay thế các giấy tờ củ công dân trong một số giao dich theo quy định của pháp luật.
Bốn là, hoàn thiện hệ sinh thái phục vụ kết nối, khai thác, bổ sung làm giàu dữ liệu dân cư.
Năm là, phục vụ chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo các cấp.
Luật Căn cước không chỉ đám ứng yêu cầu quản lý Nhà nước về căn cước, mục tiêu về đơn giản hóa về thủ tục hành chính, giấy tờ công dân mà còn có ý nghĩa trong việc phát huy giá trị của Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước, giá trị và tiện ích của thẻ căn cước, căn cước điện tử trong phát triển kinh tế - xã hội; đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ chuyển đổi số ở nước ta theo mục tiêu của Đề án 06 Chính phủ đang triển khai thực hiện.

 

Qua hội nghị nhằm nâng cao hơn nữa nhận thức của người dân về các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, đồng thời tạo sự đồng thuận của toàn thể cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân. Đây là hoạt động hết sức quan trọng nhằm chuyển tải những chủ trương, đường lối vào thực tiễn cuộc sống của người dân, góp phần phát triển kinh tế - chính trị, văn hóa, xã hội; đồng thời góp phần ngăn ngừa và hạn chế vi phạm pháp luật./.

Hoàng Bích Nguyệt