1. Bộ máy tổ chức hành chính
a. Đảng ủy phường Viên Sơn
b. Ủy ban nhân dân phường Viên Sơn
- Văn phòng- thống kê
- Địa chính - xây dựng - nông nghiệp- môi trường
- Tư pháp – Hộ tịch
- Văn hóa xã hội
- Tài chính- kế toán
- Quân sự
- Trưởng Công an
c. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc phường Viên Sơn
d. Các ban, ngành, đoàn thể
- Hội Nông dân
- Hội Cựu chiến binh
- Hội Liên hiệp Phụ nữ
- Đoàn thanh niên
- Hội Người cao tuổi
- Hội Chữ thập đỏ
2. Bản đồ địa giới hành chính (Ảnh)
3. Lịch sử - Văn hóa
3.1. Lịch sử
Phường Viên Sơn nằm ở phía Đông bắc thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội, thuộc vùng đất cổ của thị xã Sơn Tây. Trước Cách mạng tháng 8 năm 1945, xã Thuần Nghệ thuộc tổng Thanh Vị, huyện Tùng Thiện; xã Tiền Huân, xã Phù Sa, xã Thiều Xuân thuộc tổng Phù Sa, huyện Phúc Thọ; xã Phú Nhi (bao gồm cả Phú Hồng, Phú Hậu, Phú Mai) thuộc tổng Cam Thịnh huyện Phúc Thọ. Đây là những địa danh đã tồn tại từ rất lâu đời, trước khi có tên phường Viên Sơn ra đời.
Khoảng tháng 3/1946, xã Viên Sơn được thành lập gồm các thôn: Tiền Huân, Thanh Chiểu (hay còn gọi là Linh Chiểu), Phù Sa, Thiều Xuân, Phú Nhi. Khi mới thành lập, xã Viên Sơn Thuộc huyện Phúc Thọ, tỉnh Sơn Tây.
Đến năm 1949, đại bàn xã Viên Sơn được sáp nhập thêm thôn Thuần Nghệ. Ngày 25/11/1949, nhằm tạo điều kiện cho thị xã sơn Tây có thêm địa bàn hoạt động và tạo thế cho thị xã đẩy mạnh kháng chiến chống thực dân Phá, Tỉnh ủy Sơn Tây quyết định cắt 3 xã: Viên Sơn (thuộc huyện Phúc Thọ), Trung Hưng, Trung Sơn Trầm (thuộc huyện Tùng Thiện) sáp nhập và địa bàn thị xã.
Tháng 8/1951, Đảng bộ thị xã Sơn Tây sáp nhập với Đảng bộ huyện Tùng Thiện thành Đảng bộ huyện Thị Tùng.
Tháng 7/1954, thôn Thanh Chiểu chuyển về xã Sen Chiểu thuộc huyện Phúc Thọ. Tháng 12/1972, Thôn Phú Nhi được tách thành 2 thôn: Phú Nhi và Yên Thịnh. Từ đó xã Viên Sơn gồm 6 thôn: Thuần Nghệ, Tiền Huân, Phù Sa, Thiều Xuân, Phú Nhi, yên Thịnh.
Ngày 29/12/1978, kỳ họp 4, Quốc hội khóa VI thông qua Nghị quyết phê chuẩn sáp nhập một số huyện, thị xã, xãm thị trấn của hai tỉnh Hà Sơn Bình và Vĩnh Phú vào thành phố Hà Nội. Theo đó thị xã Sơn Tây, thuộc Thành phố Hà Nội
Tháng 8/1991, thực hiện quyết định tách tỉnh Hà Sơn Bình thành 2 tỉnh Hà Tây và Hòa bình; chuyển 5 huyện trong đó có thị xã Sơn Tây trở lại Tỉnh Hà Tây, xã Viên Sơn lúc này thuộc thị xã Sơn Tây, tỉnh Hà Tây.
Ngày 9/11/2000, Chính Phủ ra Nghị định 66/2000/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính xã Viên Sơn để thành lập phường Phú Thịnh và mở rộng phường Quang Trung thuộc thị xã Sơn Tây, tỉnh Hà Tây. Toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của 4 thôn: Phú Nhi, Phú Mai, Hồng Hậu, Yên Thịnh của xã Viên Sơn được tách ra thành lập phường Phú Thịnh. Thôn Thuần Nghệ được sáp nhập vào phường Quang Trung. Lúc này xã Viên Sơn có các thôn: Phù Sa, Tiền Huân, La Thành và Thiều Xuân.
Sau nhiều lần chia tách, sáp nhập, tính đến năm 2022 phường Viên Sơn có 7 tổ dân phố là : Tổ dân phố Phù Sa, Tổ dân phố 1 Tiền Huân, Tổ dân phố 2 Tiền Huân, Tổ dân phố 3 Tiền Huân, Tổ dân phố 4 Tiền Huân, Tổ dân phố Thiều Xuân và Tổ dân phố La Thành. Hiện nay diện tích tự nhiên của phường là 294.4 ha, với tổng số 2102 hộ, 8039 nhân khẩu.
3.2. Văn hóa
Cùng với sự hình thành cộng đồng làng xã, dần dần các hoạt động sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng, tôn giáo ở Viên Sơn cũng ra đời và phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu văn hóa tinh thần cho nhân dân.
Nhân dân phường Viên sơn có đời sống văn hóa tinh thần phong phú, đặc sắc. Từ nhiều đời nay, thôn nào trong xã cũng có đền thờ thần, thờ thánh, đình thờ thành hoàng làng và có chùa thờ phật. Đình, chùa là trung tâm sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng, thờ cúng, lễ hội truyền thống của mỗi thôn. Qua thời gian, mặc dù trải qua các biến cố của lịch sử, song đến nay các phong tục truyền thống vẫn được nhân dân địa phương bảo tồn và gìn giữ. Đặc biệt hàng năm mỗi dịp đầu xuân, cá tổ dân phố trong phường tổ chức nhiều lễ hội đặc sắc như: Lễ hội truyên thống đình Phù Sa (18/1 Âm lịch), lễ hội đình – đền Thiều Xuân (19/1 Âm lịch), lễ hội đình miếu Tiền Huân (8/2 Âm lịch). Đây cũng là những lễ hội phản ánh sinh hoạt văn hóa phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc của nhân dân xứ Đoài nói chung và nhân nhân Viên Sơn nói riêng.
4. Di tích- danh thắng
Trên địa bàn phường hiện có 11 di tích, trong đó có 3 chùa, 3 Đền; 3 Đình và 2 Miếu. Trong đó có:
+ 01 di tích đã được xếp hạng cấp Quốc gia là Đình Phù Sa
+ 01 Đình được xếp hạng cấp Thành phố là Đình Tiền Huân;
Danh sách cán bộ chủ chốt phường
STT | Họ và tên | Chức danh | Liên hệ | ||
ĐT Cơ quan | Di động | | |||
1 | Phan Xuân Thành | BT ĐU | 01667544772 | ||
2 | Nguyễn Bá Vượng | PBT ĐU | 0948909966 | ||
3 | Nguyễn Thị Mùi | CT UBND | 0912167889 | ||
4 | Nguyễn văn Hợp | PCT UBND | 0912757056 | ||
5 | Nguyễn Thị Xuân | CT MTTQ | 0973291456 |
Địa chỉ liên hệ
* Địa chỉ: Tổ dân phố Phù Sa - phường Viên Sơn - Sơn Tây - Hà Nội.
* Điện thoại cơ quan: 0433.832.740
* Email: pvs_sontay@hanoi.gov.vn